uống rượu tiêu sầu

ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.
thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
tiêu khiển một vài chung lếu láo.

đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
trầm tư bách kế bất như nhàn.
bóng thiều quang thấp thoáng dưới Nam san,
ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ.

khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,
mảnh hình hài không, có, có không?
lọ là thiên tứ vạn chung.

Uống Rượu Tiêu Sầu, Bài 1 - Cao Bá Quát


thế sự thăng trầm quân mạc vấn,
yên ba thâm xứ hữu ngư châu.
vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.
duy giang thượng chi thanh phong,
dữ sơn gian chi minh nguyệt.
kho trời chung, mà vô tận của mình riêng.
cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng,
ai thành thị, ai vui miền lâm tẩu.
gõ nhịp lấy, đọc câu “tương tiến tửu”:
“quân bất kiến:
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
bôn lưu đáo hải bất phục hồi.”
làm chi cho mệt một đời.

Uống Rượu Tiêu Sầu, Bài 2 - Cao Bá Quát

Cao Bá Quát (1809–1855), quê quán Bắc Ninh, là một cây bút nổi bật giữa thế kỷ 19 – một ngôi sao sáng (nhưng cũng khá ngang tàng) trong bầu trời thi ca Việt Nam. Ngay từ tấm bé, ông đã nổi tiếng thần đồng, hay chữ, có tài ứng đối. Tuy Cao Bá Quát xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nhưng không có được cái hăm hở thi thố, lập công, lập danh như bậc đàn anh làm quan đương thời là Nguyễn Công Trứ.

Năm 1831, ông từng đỗ Á nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng rồi vì vướng vào chuyện ganh ghét, đố kỵ, tên ông bị xếp lẹt đẹt tận cuối bảng. Những lần vào Huế thi Hội sau đó cũng chẳng khá hơn – vẫn trắng tay, vẫn không lọt được mắt xanh vua Tự Đức và triều đình nhà Nguyễn.

Mặc dù xuất phát điểm là một “nhà Nho mẫu mực”, trải qua đủ thứ cay đắng, thất vọng và long đong trên đường đời, Cao Bá Quát dần tìm lối thoát trong túi thơ, bầu rượu, và lối sống thanh nhàn. Ông chọn gửi gắm tâm tình qua những bài hát nói và thơ chữ Hán – với giọng điệu vừa lạ, vừa "cao ngạo" mà cũng rất riêng. Thơ ông không hẳn mực thước theo Nho giáo mà lại đậm màu triết lý Lão – Trang, nghe thì nhẹ như gió thoảng, mà nghĩ lại thì thấm thía vô cùng.

 'Ejiri in Suruga Province' from the series 36 Views of Mount Fuji by Katsushika Hokusai (Japanese, 1760–1849)

Comments

các bài khác

inner peace

At 35, I’ve come to realize something mildly tragic but also kind of funny: I’ve had not one, but …

chuyện lãnh cung

Cuối tuần này không ai "đặt lịch" ghé thăm lãnh cung của mình. Thế là mình nằm dài cả ng…

thường an

Có một dạo trên Facebook, thiên hạ rộ lên phong trào chia sẻ mấy đơn hàng khó đỡ trong cõi giang h…
Read more