đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
sinh có nhân thân,
ấy là hoạ cả;
ai hay cốc được,
mới ốc là đã.
tuần này mà ngẫm,
ta lại xá ta;
đắc ý cong lòng,
cười riêng ha hả.
công danh chẳng trọng,
phú quý chẳng màng;
Tần Hán xưa kia,
xem đà nhèn hạ.
yên bề phận khó,
kiếm chốn dưỡng thân;
khuất tịch non cao,
náu mình sơn dã.
vượn mừng hủ hỷ,
làm bạn cùng ta;
vắng vẻ ngàn kia,
thân lòng hỷ xả.
thanh nhàn vô sự,
quét tước đài hoa;
thờ phụng bụt trời,
đêm ngày hương hoả.
tụng kinh niệm bụt,
chúc thánh khẩn cầu;
tam hữu tứ ân,
ta nguyền được bả.
niệm lòng vặc vặc,
giác tính quang quang;
chẳng còn bỉ thử.
tranh nhân chấp ngã.
trần duyên rũ hết,
thị phi chẳng hề.
rèn một tấm lòng,
đêm ngày đon đả.
ngồi cong trần thế,
chẳng quản sự thay.
văng vẳng ngàn kia,
dầu lòng dong thả.
học đòi chư Phật,
cho được viên thành;
xướng khúc vô sinh.
an thiền tiêu sá.
ai ai xá cốc,
bằng huyễn chiêm bao;
xẩy tỉnh giấc hoè,
châu rơi lã chã.
cốc hay thân huyễn,
chẳng khác phù vân;
vạn sự giai không,
tựa dường bọt bể.
đem mình náu tới,
cảnh vắng ngàn kia;
dốc chí tu hành,
giấy sồi bô bả.
lành người chẳng chớ.
dữ người chẳng hay;
ngậm miệng đắp tai,
hề chi hoạ cả.
an thân lập mệnh.
thời tiết nhân duyên;
cắt thịt phân cho,
dầu là chim cá.
thân này chẳng quản.
bữa đói bữa no;
địa thuỷ hoả phong,
dầu là biến hoá.
pháp thân thường trụ,
phổ mãn thái hư,
hiển hách mục tiền,
viên dung loã loã.
thiền tông chỉ thị,
mục kích đạo tồn;
không cốc truyền thanh,
âm hưởng ứng dã.
phô người học đạo,
vô số nhiều thay;
trúc hoá nên rồng,
một hai là hoạ.
bởi lòng vờ vịt,
trỏ Bắc làm Nam;
nhất chỉ đầu thiền,
sát na hết cả.
mới ốc là đã.
tuần này mà ngẫm,
ta lại xá ta;
đắc ý cong lòng,
cười riêng ha hả.
công danh chẳng trọng,
phú quý chẳng màng;
Tần Hán xưa kia,
xem đà nhèn hạ.
yên bề phận khó,
kiếm chốn dưỡng thân;
khuất tịch non cao,
náu mình sơn dã.
vượn mừng hủ hỷ,
làm bạn cùng ta;
vắng vẻ ngàn kia,
thân lòng hỷ xả.
thanh nhàn vô sự,
quét tước đài hoa;
thờ phụng bụt trời,
đêm ngày hương hoả.
tụng kinh niệm bụt,
chúc thánh khẩn cầu;
tam hữu tứ ân,
ta nguyền được bả.
niệm lòng vặc vặc,
giác tính quang quang;
chẳng còn bỉ thử.
tranh nhân chấp ngã.
trần duyên rũ hết,
thị phi chẳng hề.
rèn một tấm lòng,
đêm ngày đon đả.
ngồi cong trần thế,
chẳng quản sự thay.
văng vẳng ngàn kia,
dầu lòng dong thả.
học đòi chư Phật,
cho được viên thành;
xướng khúc vô sinh.
an thiền tiêu sá.
ai ai xá cốc,
bằng huyễn chiêm bao;
xẩy tỉnh giấc hoè,
châu rơi lã chã.
cốc hay thân huyễn,
chẳng khác phù vân;
vạn sự giai không,
tựa dường bọt bể.
đem mình náu tới,
cảnh vắng ngàn kia;
dốc chí tu hành,
giấy sồi bô bả.
lành người chẳng chớ.
dữ người chẳng hay;
ngậm miệng đắp tai,
hề chi hoạ cả.
an thân lập mệnh.
thời tiết nhân duyên;
cắt thịt phân cho,
dầu là chim cá.
thân này chẳng quản.
bữa đói bữa no;
địa thuỷ hoả phong,
dầu là biến hoá.
pháp thân thường trụ,
phổ mãn thái hư,
hiển hách mục tiền,
viên dung loã loã.
thiền tông chỉ thị,
mục kích đạo tồn;
không cốc truyền thanh,
âm hưởng ứng dã.
phô người học đạo,
vô số nhiều thay;
trúc hoá nên rồng,
một hai là hoạ.
bởi lòng vờ vịt,
trỏ Bắc làm Nam;
nhất chỉ đầu thiền,
sát na hết cả.
kệ rằng:
cảnh tịch an cư tự tại tâm
lương phong xuy đệ nhập tùng âm
thiền sàng thọ hạ nhất kinh quyển
lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm
dịch nghĩa:
cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại
gió mát thổi đến dưới bóng cây thông
giường thiền ở dưới gốc cây, kinh một quyển
hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng
dịch thơ:
sống yên giữa cảnh lặng lòng không
gió mát hiu hiu lọt bóng thông
dưới gốc, giường thiền, kinh một quyển
thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng
- Sơ tổ Trúc Lâm Phật hoàng Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là vị vua thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt. Ngài tuy ở vị trí quyền quý mà tính tình hiền từ, hoà nhã, tâm để nơi kinh Phật, không màng danh vọng. Ngài có tính hiếu học, tinh thông Tam giáo Phật-Lão-Nho, đồng thời được đào tạo ở nhiều lĩnh vực như quân sự, âm nhạc, lịch số học, thiên văn học và cả y học.
Năm 16 tuổi khi được lập làm Hoàng thái tử, Ngài đã cố từ để nhường lại cho em trai là Tá Thiên vương Trần Đức Việp, mà vua cha không đồng ý.
Năm 21 tuổi, Trần Nhân Tông lên ngôi, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo, lúc này nền độc lập Đại Việt đang bị giặc phương Bắc đe dọa. dưới triều đại vua Trần Nhân Tông có hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than và hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng. Hiểu được lòng dân, vua Trần Nhân Tông đã hai lần đánh bại cuộc xâm lăng của quân Nguyên Mông (1285, 1288), giữ yên bờ cõi.
Năm 41 tuổi, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Thuyên – tức vua Trần Anh Tông, Trần Nhân Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Sau đó, Ngài xuất gia, lập Ngự Dược Am trong núi Yên Tử, chuyên tâm tu tập theo hạnh đầu đà, khổ hạnh.
Ngài đã dung hợp ba dòng thiền đã có ở Việt Nam từ trước là Tỳ ni Đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường thành dòng thiền mới với tinh thần nhập thế. Buổi đầu Ngài lấy hiệu là Hương Vân. Hương Vân là mây thơm, mây thì bay muôn phương và che mát cho chúng sanh khắp chốn. nếu cần bóng râm, mây kết tụ lại che bớt sức nóng của mặt trời. Nếu cần mưa, mây kéo lại dày hơn, đen kịt, tuôn nước xuống rưới khắp mọi nơi. Nếu không cần bóng râm, không cần nước mưa thì mây là mây, thênh thang cùng trời đất.
Về sau, Ngài sau đổi là Trúc Lâm Đầu-đà. Tên Trúc Lâm này cũng là hiệu của Quốc Sư Trúc Lâm-Viên Chứng, một bậc Thiền Tổ đã khai thị cho vua Trần Thái Tông (1225-1258), vị vua đầu tiên của nhà Trần. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời từ đó và Ngài trở thành Sơ Tổ.
Năm 51 tuổi, Ngài làm lễ truyền đăng, trao y bát Giáo chủ Thiền Tông Trúc Lâm cho Pháp Loa, vị Tổ thứ hai, và viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân, núi Yên Tử.
Onuma Park in Hokkaido from the series “Collection of Scenic Views of Japan, Eastern Japan Edition” by Kawase Hasui (Japanese, 1883–1957) |
Nhận xét