tìm tâm
ngang lưng đeo trống đối tri âm
duỗi thẳng hai tay, đánh trống tâm
tập tập tìm tâm, tâm tất tập
tìm tâm, tâm tập, tập tìm tâm
tịch chiếu tâm tông, tức tập tâm
trăng sáng, gió thanh thường tự tại
tìm tâm chẳng được, nghỉ tìm tâm
thôi nhé, tâm ta chẳng thể tầm
tìm tâm dẫu được, chẳng chân tâm
mang đèn xin lửa thêm điên đảo
thà đứng bên song hát khúc ngâm
![]() |
Heirin Temple, Nobidome by Kawase Hasui (Japanese, 1883–1957) |
Năm 1810, thiền sư Thanh Đàm xuất gia và tham học nơi Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng, pháp húy Khoan Dực Phổ Chiếu, trụ trì Thiền Viện Nguyệt Quang, và là Tổ đời thứ 6 thiền Tào Động Việt Nam.
Sử sách có chép lại rằng, một hôm, thiền sư Thanh Đàm sửa sang y phục, hình sắc nghiêm trang, quỳ gối chắp tay đảnh lễ Tổ Đạo Nguyên, và hỏi Tổ rằng:
Tâm không phải ở trong thân, cũng không phải ở ngoài thân, cũng không phải ở chặng giữa. Vậy tâm rốt cuộc nằm ở đâu?
Thật là một câu hỏi trúng ngay hồng tâm và làm mình chấn động! Lâu nay mình đã nhiều năm dặt dẹo với vấn nạn "tâm bể" tới mức phải viết những lá tâm thư dài ngoằng và lu loa kể khổ với Sư Viên Minh, dù năm đó Sư đã 72 tuổi.
Sư Viên Minh thật là kiên nhẫn và từ bi! Sư đã dạy cho mình và rất nhiều người khác cách chậm lại để thận trọng, chú tâm, quan sát, từ đó thấy ra thực tại hiện tiền với những biến động vô cùng vi tế. Mình thì ngu lâu dốt bền, dặt dẹo lúc này lúc khác, nhưng mình thật biết ơn vì được nghe những bài giảng của Sư, được nhìn thấy Sư, được đảnh lễ và quy y với Sư ở Tổ đình Bửu Long năm mình 25 tuổi.
Trở lại với thế kỷ 19, Tổ Đạo Nguyên khi đó đã trả lời cho Thiền sư Thanh Đàm bằng một bài kệ.
theo thời ứng dụng
gặp vật thấy cơ
tánh vốn như như
trong ngoài chẳng nệ
tùy thời ứng dụngngộ vật kiến cơtánh bổn như nhưhà quan nội ngoại
Về sau, thiền sư Thanh Đàm trở thành vị Tổ thứ 7 của thiền Tào Động Việt Nam.
Hai tác phẩm lớn mà Ngài để lại cho đời là Pháp Hoa Đề Cương (nêu lên Tông chỉ của Kinh Pháp Hoa) và Tâm Kinh Trực Giải. Thiền sư Thanh Đàm là người Việt Nam đầu tiên giải thích Bát Nhã Tâm Kinh.
Comments